MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU – CÁCH TÌM NGƯỜI MUA NƯỚC NGOÀI
Thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đến khắp châu lục và thế giới, trong đó mây tre đan xuất khẩu trước đây được coi là một “thủ lĩnh” dẫn đầu ngành thủ công mỹ nghệ tấn công và lấn chiếm thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Tuy nhiên vài năm gần đây do cạnh tranh tăng cao, cách làm “ăn xổi” ở thị trường trong nước cũng như yếu kém trong hiểu biết về thủ tục xuất nhập khẩu đã làm cho mây tre đan xuất khẩu ngày càng ít hơn.
CHẠY THEO LỢI NHUẬN
Các sản phẩm mây ( Rattan ) và tre ( bamboo ) là những tài nguyên dồi dào từ thiên nhiên của Việt Nam, được qua bàn tay nghệ nhân tinh xảo được lưu truyền từ đời này qua đời khác, làm nên những sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc dân tộc. Tiếng vang đồn xa, rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan và mua buôn mua lẻ các sản phẩm mây tre đan. Khi số lượng khách hàng tăng lên, nhân công không đủ, các nhà sản xuất bắt đầu nghĩ đến việc mua lại các sản phẩm thủ công từ các nước lân cận, hầu hết là từ Trung Quốc và trộn lẫn, bày bán cho khách du lịch cũng như nhà buôn nước ngoài.
LỪA ĐẢO KHÁCH NƯỚC NGOÀI
Rất nhiều cửa hàng, nhà sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu cố tình lừa các du khách nước ngoài mua hàng với cam kết đã bao gồm vận chuyển quốc tế đến tận địa chỉ của khách. Tuy nhiên kì thực, chi phí mà khách hàng bỏ ra chỉ đủ để các công ty logistics chuyển đến cảng biển, khi hàng cập cảng họ mới vỡ lẽ ra phải đóng thêm hàng đống các chi phí phát sinh nữa, Từ đó, khách nước ngoài cũng cảnh báo cho nhau không nên mua hàng ở khu làng nghề đó nữa.
CÁCH TÌM NGƯỜI MUA NƯỚC NGOÀI
Vậy để phá với lớp băng của thị trường mây tre đan xuất khẩu này, để lấy lại niềm tin từ thị trường mua nước ngoài, các doanh nghiệp, cửa hàng và các làng nghề mây tre đan xuất khẩu cần chú ý những điểm sau :
1. Không trộn hàng nhái, hàng Trung Quốc vào sản phẩm của mình
2. Ngày càng thay đổi mẫu mã, sáng tạo thêm các sản phẩm riêng, không copy.
3. Tập trung đào tạo đội ngũ các làng nghề và doanh nghiệp thông thạo ngoại ngữ để tư vấn tốt cho khách nước ngoài
4. Hiểu rõ quy trình vận chuyển hàng hóa
5. Nắm rõ các thủ tục xuất khẩu hàng hóa
6. Truyền thông mạnh mẽ các sản phẩm lên kênh website dịch sang tiếng anh
7. Truyền thông hình ảnh sản phẩm đẹp, chuyên nghiệp
8. Tích cực tìm kiếm và truyền thông sản phẩm mây tre đan xuất khẩu lên các website, diễn đàn của người nước ngoài
9. Kết hợp với các công ty du lịch inbound, tổ chức thêm nhiều các tour du lịch đến thăm làng nghề
10. Kết hợp nhiều hộ gia đình để tổ chức sản xuất chung, nhằm đáp ứng khối lượng lớn hàng đặt từ nước ngoài.
-
Sức hút từ nghề mới Lao động trẻ có thế mạnh là năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt được xu thế mới, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên vài năm gần đây, nhiều làng nghề, chủ...
-
Giá nguyên liệu ngày càng tăng Việt Nam có khoảng trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề trong cả nước. Ngành hàng này không chỉ góp phần vào giá trị XK mà còn tạo việc làm cho lao động nông thôn và người...
-
Vinanet - Theo số liệu từ TCHQ, 7 tháng đầu năm 2018 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 5,67 tỷ USD, chiếm 4,22% tỷ trọng. Trong đó, gỗ và sản phẩm đạt kim ngạch cao nhất 4,8 tỷ USD...